Chuyên Đề 1. Liên Xô Và Các Nước Đông Âu Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai

Linhbook.com xin giới thiệu tới các Thầy, Cô giáo và các em học sinh một số chuyên đề trong cuốn tài liệu “Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 9 Môn Lịch Sử

Th.s Nguyễn Thị Linh

Chuyên đề 1 gồm các câu hỏi có nội dung xoay quanh “Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai (Sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000)”. Phần này gồm các câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong các đề thi huyện và tỉnh. Tất cả đều có trả lời chi tiết.

Trích một số câu hỏi tư duy cao trong chuyên đề 1

CÂU 1

–  Trật tự thế giới mới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?

– Trật tự hai cực Ianta có những nét khác biệt gì so với các trật tự Versailles-Washington?

TRẢ LỜI

1. Sự hình thành trật tự thế giới mới.

     Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn cuối, nhiều tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ phe Đồng minh nổi lên gay gắt với 3 vấn đề lớn:

  Ÿ Nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương .

  Ÿ Phân chia khu vực đóng quân theo chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận ở các khu vực trên thế giới.

  Ÿ Tổ chức lại trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

– Trong bối cảnh đó, hội nghị cấp cao 3 cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh đã họp từ ngày 4/2/1945 đến ngày 11/2/1945 tại  Ianta (Liên Xô cũ)

– Tham dự hội nghị có Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô Stalin, Tổng thống Mỹ Roosevelt và Thủ tướng Anh Churchill.

– Sự kiện này có liên quan mật thiết tới hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau này.

– Hội nghị đã quyết định những vấn đề sau đây:

     a. Về việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

– Ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương: 3 cường quốc đã thống nhất mục đích là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

– Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á- Thái Bình Dương sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc.

     b. Phân chia khu vực đóng quân.

+ Ở châu Âu:

  • Quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông Đức, Đông Berlin và các nước Đông Âu sẽ do Hồng quân Liên Xô giải phóng.
  • Quân đội Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây Đức, Tây Berlin, Italia và một số nước Tây Âu khác.
  • Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ trong đó Áo, Phần Lan trở thành 2 nước trung lập.

+  Ở châu Á:

  • Bảo vệ nguyên trạng và công nhận nền độc lập của Mông Cổ

     ° Trả lại cho Liên Xô những quyền lợi của đế quốc Nga ở Viễn Đông trước chiến tranh Nga – Nhật 1904:

               – Trả lại cho Liên Xô  Nam đảo Sakhalin

               – Quốc tế hóa thương cảng Đại Liên (Trung Quốc).

               – Khôi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận (Trung Quốc) làm căn cứ hải quân.

               – Trả lại Liên Xô đường sắt Siberi – Trường Xuân.

               – Cùng sử dụng đường sắt Hoa Đông và đường sắt Nam Mãn – Đại Liên.

               – Liên Xô quản lý 4 đảo Kuril.

  • Quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản: Nhật Bản thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ.
  • Quân đội Liên Xô chiếm đóng Bắc Triều Tiên, quân đội Mỹ chiếm đóng Nam Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38làm ranh giới.
  • Trung Quốc tiến tới thành lập chính phủ liên hiệp, bao gồm cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và  Quốc Dân Đảng, Mỹ có quyền  lợi ở Trung Quốc.
  • Các vùng còn lại của châu Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây.

     c. Tổ chức lại trật tự thế giới.

  • Ba cường quốc đã thống nhất việc thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc, dựa trên nguyên tắc cơ bản là sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc để gìn giữ hòa bình, và an ninh thế giới mới sau chiến tranh .
  • Thảo luận khu vực đóng quân ở các nước bại trận nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
  • 17/7-2/8/1945, tại Postdam (Đức), Liên Xô, Mỹ, Anh ký hiệp ước về việc giải quyết vấn đề nước Đức.
  • 26/7/1945: các nước Đồng minh trong bản “ tuyên cáo Postdam” kêu gọi Nhật Bản đầu hàng, quy định chủ quyền của Nhật giới hạn trên 4 đảo chính.
  • 10/2/1947: hòa ước với 5 nước bại trận (Ý, Bulgaria, Hungri, Romania, Phân Lan) được ký kết tại Paris.
  • Nhìn chung, nội dung các bản hòa ước là thỏa đáng, đáp ứng được lợi ích của nhân dân các nước thắng trận và không quá khắt khe, nặng nề đối với các nước  bại trận.

àNhững thỏa thuận của Hội nghị cấp cao Yalta 2/1945 và những quyết định sau đó của Đồng minh đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới sau chiến tranh, từng bước được thiết lập trong những năm 1945-1947 được gọi là “Trật tự 2 cực Yalta”.

     2.  Trật tự 2 cực Ianta có những điểm khác biệt gì so với trật tự Versailles – Washington ?

– Do các cường quốc thắng trận thiết lập nên lợi ích chủ yếu thuộc về các nước đó.

– Nhưng so với  hệ thống “Versailles – Washington” trước đây  “trật tự 2 cực Yalta” có những nét khác biệt:

+ Ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh thống nhất  phân chia những thành qủa của chiến tranh trước khi chiến tranh kết thúc. Trong hệ thống trước, các nước đế quốc thắng trận tranh cãi quyền lợi sau khi đã chiến thắng.

+ Cơ quan duy trì hòa bình, an ninh của trật tự này là Liên Hiệp Quốc, tiến bộ hơn so với Hội Quốc Liên trước kia (chỉ hoàn toàn phục vụ cho quyền lợi các nước đế quốc thắng trận ).

+ “Cực“ Liên Xô luôn làm hậu thuẫn cho phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

+ Việc giải quyết các vấn đề về chế độ chính trị, quân sự, lãnh thổ và bồi thường chiến tranh đối với các nước bại trận được thỏa đáng. Trong hệ thống “Versailles – Washington”, các nước bại trận bị giày xéo một cách bất bình đẳng sau chiến tranh.

+ Chiến tranh đã nổ ra sau khi trật tự “Versailles – Washington” được hình thành. Còn sau 1945 trật tự hai cực Ianta được thiết lập với một cực là Liên Xô luôn đấu tranh vì nền hòa bình thế giới.

CÂU 2

          Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng rồi sụp đổ của CNXH? Anh, chị có nhận xét gì về sự sụp đổ đó?

Mời các bạn tham khảo câu trả lời trong cuốn tài liệu “Các Chuyên Đề Chuyên Sâu Trong Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 9 Môn Lịch Sử” có trên website hoặc fanpage

Liên hệ theo số zalo 0977014390 (Cô Linh) để được tư vấn.

 

Để lại một bình luận