CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY
[sach247.net] xin giới thiệu tới các Thầy, Cô giáo và các em học sinh một số chuyên đề trong cuốn tài liệu “Các Chuyên Đề Chuyên Sâu Trong Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 10 Môn Lịch Sử”
Liên hệ zalo để tư vấn: 0977014390 (cô Linh)
Chuyên đề đầu tiên của cuốn tài liệu viết về các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây. Chuyên đề gồm 2 phần chính: Phần A một vài kiến thức trọng tâm. Phần B là các câu hỏi chuyên sâu dành cho giáo viên và học sinh ôn tập thi học sinh giỏi các cấp.
A. KIẾN THỨC CHUNG
I. Các quốc gia cổ đại phương Đông:
Trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi từ khoảng thiên niên kỉ IV trước Công nguyên (TCN), cư dân phương Đông đã biết tới nghề luyện kim, làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Họ đã xây dựng nên những quốc gia đầu tiên của mình, đó là xã hội có giai cấp đầu tiên mà trong đó thiểu số người có của thống trị đa số thành viên công xã và nô lệ. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông không giống nhau, nhưng thể chế chung là chế độ quân chủ chuyên chế, trong đó vua là người năm mọi quyền hành và được cha truyền, con nối. Phương Đông cũng là cái nôi của văn minh nhân loại, nơi mà lần đầu tiên con người đã biết sáng tạo ra chữ Việt, Văn học, nghệ thuật và nhiều tri thức khoa học khác.
1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế
Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại đã báo hiệu sự tan vỡ hoàn toàn của chế độ công xã thị tộc và là khởi đầu của thời đại văn minh – thời đại con người sản xuất ra ngày càng nhiều của cải, biết xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ, có chữ viết, nghệ thuật, khoa học và văn chương.
Bước chuyển mình vĩ đại đó đã diễn ra đầu tiên ở phương Đông, trên lưu vực của các dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà; sông Ăn, sông Hằng ở Ấn Độ • Hoàng Hà ở Trung Quốc… Ở đây có những điều kiện thiên nhiên hết sức thuận lợi cho đời sống của con người. Những đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu và mềm xốp, dễ canh tác, lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, có khí hậu ấm nóng (trừ Trung Quốc). Vào mùa mưa hằng năm, nước sông dâng cao, phủ lên các chân ruộng thấp một lớp đất phù sa màu mỡ, thích hợp cho việc gieo trồng các loại cây lương thực. Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên khoảng 3500 – 2000 năm TCN, cư dân đã tập trung khá đông theo từng bộ lạc trên các thểm đất cao gần sông. Đầu tiên là cư dân cổ ở Tây Á và Ai Cập, rồi đến lượt cư dân trên các lưu vực Sông còn lại. Lúc này, họ đã biết sử dụng đồng thau cùng với những công cụ bằng đá, tre và gỗ.
Cư dân trên lưu vực những dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi sống chủ yếu bằng nghề nông. Họ đã biết trồng mỗi năm 2 vụ lúa. Nhưng để đạt được điều đó, trước tiên người dân ở đây phải lo xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước… Công việc trị thuỷ khiến mọi người liên kết, gắn bó với nhau trong tổ chức công xã. Ngoài việc “lấy nghề nông làm gốc”, các cư dân nông nghiệp cổ này còn kết hợp nuôi gia súc, làm đồ gốm và dệt vải để đáp ứng nhu cầu hằng ngày của mình. Họ tiến hành trao đổi sản phẩm giữa vùng này với vùng khác. Đó là những ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại
Sản xuất phát triển tất yếu dẫn đến sự phân hoá xã hội, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo, quý tộc và bình dân; trên cơ sở đó, giai cấp và nhà nước đã ra đời.
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ rất sớm. Trên lưu vực sông Nin, vào khoảng giữa thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập cổ đại đã khá đông đúc, sống tập trung theo từng công xã.
Để huy động được nhiều nhân công làm thuỷ lợi, các Công xã đã tự kết hợp lại thành các liên minh công xã, gọi là các “Nôm”. Khoảng 3200 năm TCN, một quý tộc có thế lực đã chinh phục được tất cả các Nôm và thành lập nhà nước Ai Cập thống nhất.
Ở lưu vực Lưỡng Hà, vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, hàng chục nước nhỏ của người Su-me đã được hình thành. Ở Ấn Độ, những quốc gia cổ đại đầu tiên đã ra đời trên lưu vực sông Ân từ khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN.
Chế độ công xã nguyên thuỷ ở Trung Quốc tan rã vào khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN. Vương triều nhà Hạ được hình thành vào khoảng thế kỉ XXI TCN đã mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước ở Trung Quốc.
Như thế, các quốc gia cổ đại phương Đông đều đã được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ V – III TCN. Đây là những nhà nước ra đời vào loại sớm nhất thế giới.
3. Xã hội cổ đại phương Đông
Nhu cầu của công tác trị thuỷ các dòng sông và xây dựng các công trình thuỷ lợi đã khiến những người nông dân ở những vùng này gắn bó và ràng buộc với nhau trong khuôn khổ của công xã nông thôn. Các thành viên của công xã được gọi là nông dân công xã.
Nông dân công xã là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.
Trong quá trình phân hoá xã hội, đứng đầu giai cấp thống trị là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ. Đó là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo hoặc quản lí bộ máy nhà nước, địa phương… Họ sống giàu sang bằng sự bóc lột, bổng lộc do nhà nước cấp và do chức vụ đem lại.
Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ có nguồn gốc là những tù binh bị bắt trong chiến tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ. Họ chuyên làm các việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.
4. Chế độ chuyên chế cổ đại
Nhờ sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, các cư dân phương Đông đã sớm bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước ngay từ buổi đầu của thời đại đồ đồng. Từ thiên niên kỉ IV đến thiên niên kỉ III TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước đều đã được hình thành ở lưu vực sông Nin, sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát, sông Ấn, sông Hằng và Hoàng Hà.
hội có giai cấp và nhà nước được hình thành từ liên minh bộ lạc, tức là nhiều bộ lạc có quan hệ thân thuộc với nhau, liên kết với nhau do nhu cầu trị thuỷ và xây dựng các công trình thuỷ lợi. Nhà nước được lập ra để điều hành và quản lí xã hội. Cơ cấu bộ máy nhà nước đó mang tính chất của một nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu nhà nước là vua.
Để cai trị nông dân công xã và nô lệ, vua đã dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua tự coi mình là người đại diện của thần thánh dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi chính sách và công việc. Vua trở thành vua chuyên chế mà người Ai Cập gọi là Pharaôn (cái nhà lớn), người Lưỡng Hà gọi là Enxi (người đứng đầu), Trung Quốc gọi là Thiên tử (con Trời)…
Giúp việc cho nhà vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai Cập) hoặc Thừa tướng (Trung Quốc). Bộ máy này làm các việc thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền tháp, cung điện, đường sá và chỉ huy quân đội. Như thế, chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông, trong đó vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.
5. Văn hoá cổ đại phương Đông
Sự xuất hiện xã hội có giai cấp và nhà nước không chỉ dẫn đến áp bức, bóc lột, đấu tranh… mà còn là một biểu hiện của thời đại văn minh, trong đó con người sản xuất được của cải dồi dào hơn trước và sáng tạo trong đời sống văn hoá tinh thần.
a) Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học
Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa: mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ. Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.
b) Chữ viết
Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng, người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.
Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ V TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà. Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa về để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ số để chỉ rừng. Người Ai Cập xưa vẽ g để chỉ nhà, vẽ – chỉ mồm, vẽ ô chỉ Mặt Trời…
Sau này, người ta cách điệu hóa chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.
Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khổ. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.
c) Toán học
Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.
Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (π) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v,v… Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do
người Ấn Độ tạo nên. Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.
d) Kiến trúc
Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú. Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ..
II. Các quốc gia cổ đại phương Tây
Nằm trên bờ Bắc Địa Trung Hải, Hi Lạp và Rô-ma bao gồm bán đảo và nhiều đảo nhỏ. Địa Trung Hải giống như một cái hồ rất lớn, tạo nên sự giao thông thuận lợi giữa các nước với nhau; do đó, từ rất sớm đã có những hoạt động hàng hải, ngư nghiệp và thương nghiệp biển. Trên cơ sở đó, Hi Lạp và Rô-ma đã phát triển cao về kinh tế và xã hội, làm cơ sở cho một nền văn hoá rất rực rỡ.
1. Thiên nhiên và đời sống của con người
Cảnh sông, núi, biển ở vùng Địa Trung Hải đẹp đẽ, muôn màu. Khí hậu ấm áp, trong lành. Ban đầu, các bộ lạc đều sống trong các thung lũng. Ở đấy, những dãy núi cao từ lục địa chạy ra biển đã ngăn cách thung lũng này với thung lũng khác, tạo thành những đồng bằng nhỏ hẹp. Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên. Đất canh tác đã ít lại không màu mỡ lắm, chủ yếu là đất ven đồi, khô và rắn. Do đó, lưỡi cuốc, lưỡi cày bằng đồng không có tác dụng.
Khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN, cư dân vùng Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt. Nhờ công cụ bằng sắt, diện tích canh tác tăng hơn, việc trồng trọt đã có kết quả. Thực ra, chỉ ở những vùng đất mềm và tốt mới có thể trồng lúa (lúa mì, lúa mạch). Đất đai ở đây thuận tiện hơn cho việc trồng các loại cây lưu niên, có giá trị cao như : nho, ô liu, cam, chanh… Con người phải gian khổ khai phá từng mảnh đất, phải lao động khó nhọc mới bảo đảm được một phần lương thực. Vì thế, các nước này vẫn phải mua lúa mì, lúa mạch của người Ai Cập, Tây Á…
Nhiều thợ giỏi, khéo tay đã xuất hiện. Họ làm ra những sản phẩm nổi tiếng như đồ gốm, với đủ các loại bình, chum, bát bằng gốm tráng men trang trí hoa văn có màu sắc và hình vẽ đẹp.
Đã có nhiều xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao. Nhiều xưởng thủ công có quy mô khá lớn: có xưởng từ 10 – 15 người làm, lại có xưởng lớn sử dụng từ 10 đến 100 nhân công, đặc biệt mỏ bạc ở Át-tích có tới 2000 lao động. Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hóa tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng. Người Hi Lạp và Rô-ma đem các sản phẩm của mình như rượu nho, dầu ô liu, đồ mỹ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm… đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải. Sản phẩm mua về là lúa mì, súc vật, lông thú từ vùng Hắc Hải, Ai Cập…, tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm từ các nước phương Đông. Trong xã hội chiếm nô ở vùng này, nô lệ là thứ hàng hoá quan trọng bậc nhất. Nhiều nơi như Đê-lốt, Pi-rê… trở thành trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới cổ đại.
Hàng hóa được chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có buồm và nhiều mái chèo của các nhà buôn giàu. Một chiếc tàu chở rượu nho của Roma dài tới 40m, chứa được 7000 đến 8000 vò (tức trọng tải từ 350 đến 400 tấn) bị đắm từ thời ấy đã được các nhà khảo cổ học tìm thấy vào năm 1967 ở vùng biển phía nam nước Pháp.
Hoạt động thương mại phát đạt đã thúc đẩy việc mở rộng lưu thông tiền tệ. Các thị quốc đều có đồng tiền riêng của mình. Đồng tiền Đênariuxơ của Roma, đồng tiền có hình chim cú của A-ten là những đồng tiền thuộc loại cổ nhất trên thế giới.
Như thế, nền kinh tế của các nhà nước ở vùng Địa Trung Hải phát triển mau lẹ. Hi Lạp và Roma sớm trở thành các quốc gia giàu mạnh.
2. Thị Quốc Địa Trung Hải
Ven bờ Bắc Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi.
Mặt khác, khi dân cư sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công thì sự tập trung đông đúc lại không cần thiết. Mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là giang sơn của một bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Mỗi thành viên là công dân của nước mình. Nước thì nhỏ, nghề buôn lại phát triển nên dân cư sống tập trung ở thành thị. Phần chủ yếu của một nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là có bến cảng. Cho nên, người ta còn gọi nước đó là thị quốc (thành thị là quốc gia).
Người ta không chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người, làm thành một Hội đồng 500, có vai trò như “quốc hội”, thay mặt dân quyết định công việc trong nhiệm kì 1 năm. Ở đây, người ta bầu 10 viên chức điều hành công việc (như kiểu một chính phủ) và cũng có nhiệm kì 1 năm. Viên chức có thể tái cử nếu được bầu. Hằng năm, mọi công dân họp một lần
quảng trường, nơi ai cũng được phát biểu và biểu quyết những việc lớn của quốc gia.
Thể chế dân chủ như thế đã phát triển cao nhất ở A-ten. Nơi nào không có kiểu tổ chức trên thì cũng có hình thức đại hội nhân dân. Thị quốc cổ đại là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ. Mỗi thành thị là một nước riêng. Ở đó, người ta bàn và quyết định nên buôn bán với nước nào và loại hàng gì, dùng ngân quỹ vào việc gì, nên trợ cấp cho dân nghèo bao nhiêu; có biện pháp gì để duy trì thể chế dân chủ và đặc biệt là có chấp nhận tiến hành chiến tranh hay không.
Lãnh thổ của thị quốc không rộng, nhưng số dân lại đông. Đất trồng trọt ở đây đã ít, mà người ta lại càng ít trồng lúa, nhưng nơi đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển buôn bán. Do đó, các thị quốc luôn luôn giữ quan hệ buôn bán với nhau và với các vùng xa. Nhờ đó, các thị quốc trở nên rất giàu có.
Đặc biệt là A-ten, sau cuộc chiến tranh với Ba Tư, trở thành minh chủ của các quốc gia Hi Lạp, lại nằm ưu thế trên biển, quản lí một ngân quỹ rất lớn, có thu nhập hằng năm rất cao. A-ten đã miễn thuế cho mọi công dân và trợ cấp cho các công dân nghèo đủ sống.
Sự giàu có của Hi Lạp dựa trên nền kinh tế công thương nghiệp, sử dụng lao động nô lệ, làm các việc trồng, hái nho, khai mỏ, chèo thuyền và khuân vác… khiến cho sự cách biệt giữa giàu và nghèo, giữa chủ nô và nô lệ ngày càng lớn. Ở Roma, sự cách biệt này còn lớn hơn.
Nô lệ bị bóc lột và bị khinh rẻ nên thường phản kháng chủ nô. Ở Hi Lạp, hình thức phản kháng chủ yếu là trễ nải trong lao động và bỏ trốn, nhất là khi có chiến tranh. Ở Rô-ma thì họ nổi dậy khởi nghĩa chống đối thực sự.
3. Văn hoá cổ đại Hi Lạp và Roma
Việc sử dụng công cụ bằng sắt và sự tiếp xúc với biển đã mở ra cho cư dân Địa Trung Hải một chân trời mới, nâng họ lên một trình độ cao hơn về sản xuất và buôn bán trên biển. Đó cũng là cơ sở để họ đạt tới trình độ sáng tạo văn hoá cao hơn thời trước.
a) Lịch và chữ viết
Người Hi Lạp đã có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời. Nhờ đi biển, họ đã thấy Trái Đất không phải như cái đĩa mà như hình quả cầu tròn, nhưng họ vẫn tưởng Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất. Tuy nhiên, họ đã biết nếu tính mỗi vòng như thế là 360 ngày thì không chính xác. Về sau, người Rô-ma đã tính được 1 năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Song, như thế so với thực tế vẫn bị chậm một ít. Dù sao, phép tính lịch của người Rô-ma cổ đại đã rất gần với những hiểu biết ngày nay.
Người Ai Cập, Lưỡng Hà và một số cư dân khác đã có chữ viết cổ. Nhưng chữ của họ có quá nhiều hình, nét, kí hiệu; khả năng phổ biến bị hạn chế. Cuộc sống “bôn ba” trên biển, trình độ phát triển của nền kinh tế đã đặt ra cho cư dân Địa Trung Hải nhu cầu sáng tạo ra một thứ chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản, nhưng phải có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩ của con người.
Hệ thống chữ cái của người Hi Lạp và người Rô-ma đã ra đời từ đó. Hệ chữ cái Rô-ma, tức là hệ A, B, C… ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
Họ cũng có hệ chữ số mà ngày nay ta thường dùng để đánh số các đề mục lớn, gọi là “số La Mã”.
Sự ra đời của hệ thống chữ cái là một phát minh và cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.
b) Sự ra đời của khoa học
Những hiểu biết khoa học thực ra đã có từ hàng nghìn năm trước, từ thời cổ đại phương Đông. Nhưng phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học.
Với người Hi Lạp, Toán học đã vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài riêng biệt. Những nhà toán học mà tên tuổi vẫn còn lại đến nay, đã để lại những định lí, định để có giá trị khái quát hoá cao.
c) Toán học
Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nền Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.
Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (π) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v,v… Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên. Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.
d) Kiến trúc
Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú. Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà …
e) Nghệ thuật
Người Hi Lạp cổ đại đã để lại rất nhiều tượng và đền đài đạt tới trình độ tuyệt mĩ.
Đó là những tượng nhỏ, tượng bản thân vốn được dựng ở các quảng trường. Lại có những tượng thần lớn dựng ở đền, như tượng nữ thần A-tê-na đội mũ chiến binh, hoặc các tác phẩm điêu khắc như Người lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Mi-ô V.V… Roma có nhiều công trình kiến trúc như đền đài, cầu máng dẫn nước, trường đấu… oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực, nhưng không tinh tế, tươi tắn, mềm mại, gần gũi như những công trình ở Hi Lạp.
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP
Một vài câu hỏi trong chuyên đề 1
CÂU 1.
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở những vùng nào và từ bao giờ? Phân tích những yếu tố quyết định thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông.
TRẢ LỜI
Các Quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ rất sớm.
-Trên lưu vực sông Nin, vào khoảng giữa thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập cổ đại đã khá đông đúc, sống tập trung theo từng công xã
-Ở lưu vực Lưỡng Hà, vào khoảng thiên niên kỉ IV, hàng chục nước nhỏ của người Su –me đã hình thành…
– Ở Ấn Độ, những quốc gia cổ đại đầu tiên ra đời trên lưu vực sông Ấn từ khoảng giữa thiên niên kỉ III –TCN.
– Ở Trung Quốc chế độ công xã tan rã vào khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN. Vương triều Hạ được hình thành …
Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền…
Giải thích:
-Do địa bàn sinh sống của cư dân cổ đại phương Đông ở lưu vực các con sông lớn, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những khó khăn… do nhu cầu sản xuất nông nghiệp người ta buộc phải liên kết lại với nhau để khai phá đất đai và làm thủy lợi, một số công xã gần gũi nhau tập hợp lại thành một tiểu quốc. Người đứng đầu tiểu quốc được gọi là vua. Như thế, vua là hiện thân cho sự tập hợp hay thống nhất lãnh thổ và tập trung quyền lực…
-Trong thực tiễn, do nhu cầu khai phá đất đai, mở rộng diện tích canh tác dẫn tới sự tranh chấp.. .yêu cầu chống giặc ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ cũng đòi hỏi phải có người chỉ huy…
CÂU 2.
Điều kiện tự nhiên đã có tác động như thế nào đến sự hình thành nhà nước, đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông? Sự tác động đó đã khẳng định quy luật nào trong lịch sử?
TRẢ LỜI
* Điều kiện tự nhiên:
– Ra đời ở lưu vực những dòng sông lớn ở châu Phi, châu Á…
– Có nhiều đất canh tác, mưa đều đặn theo mùa, khí hậu nóng ẩm…
* Tác động:
– Sự hình thành nhà nước:
+ Thời gian hình thành sớm: khoảng thiên niên kỉ IV-III TCN, do điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất canh tác phù sa màu mỡ, mềm xốp…, chỉ cần công cụ đá, gỗ cũng tạo nên mùa màng bội thu→ có sản phẩm thừa→ tư hữu → xã hội phân chia giai cấp, hình thành nên nhà nước
+ Quy mô quốc gia: Do lãnh thổ là những vùng đồng bằng rộng lớn, tập trung đông dân cư, nên khi giai cấp hình thành, nhà nước xuất hiện, quy mô quốc gia rộng lớn
– Kinh tế: Do các quốc gia phương Đông đều hình thành ở lưu vực các con sông lớn có đất đai rộng, mềm, tơi xốp….tạo điều kiện thuận lợi và phù hợp cho việc trồng trọt, vì vậy kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp……..
– Chính trị: Do nhu cầu của việc trị thuỷ, làm thuỷ lợi cần có sự chỉ huy thống nhất, nên các quốc gia phương Đông hình thành sớm và duy trì thể chế quân chủ chuyên chế, quyền lực nằm trong tay một người là vua………
– Xã hội: Do sản xuất nông nghiệp là chính nên hình thành lực lượng chiếm đa số trong xã hội là nông dân và đây là lực lượng đóng vai trò quan trọng nhất để nuôi sống xã hội….
* Tác động khẳng định….
Hoàn cảnh địa lý là một trong những điều kiện thường xuyên tất yếu của sự phát triển xã hội và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội..
CÂU 3.
Thể chế chính trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông có đặc điểm gì? Giải thích tại sao lại có đặc điểm ấy?
TRẢ LỜI
– Đặc điểm: Chế độ chuyên chế cổ đại có vua đứng đầu. Quyền lực của nhà vua tối thượng và vô hạn.
– Giải thích:
+ Cơ cấu công xã sinh ra
+ Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, đồng bằng giao thông thuận tiện
+ Do dân cư làm nông nghiệp sống tập trung để làm mùa và thuỷ lợi
+ Vua thường gắn mình với tôn giáo
Chuyên đề 1 gồm rất nhiều câu hỏi với mức tư duy rất cao. Các thầy cô và các em có nhu cầu nâng cao kiến thức thì tham khảo thêm cuốn tài liệu: “Các Chuyên Đề Chuyên Sâu Trong Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 10 Môn Lịch Sử” có trên website. Các thầy cô và các em có thể đặt hàng trực tiếp qua số điện thoại 0977014390 hoặc qua fanpage.
Chuyên đề được trích trong cuốn sách trên.