Chuyên Đề 1. Các Quy Luật Di Truyền

Linhbook.com xin giới thiệu tới các Thầy, Cô giáo và các em học sinh một số chuyên đề trong cuốn tài liệu “Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 9 Môn Sinh Học

Dùng cho giáo viên và học sinh ôn thi học sinh giỏi các cấp và thi vào lớp 10 chuyên sinh.

Chuyên đề này gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập có nội dung xoay quanh “Các Quy Luật Di Truyền ”. Các câu hỏi vận dụng cao thường xuyên xuất hiện trong các đề thi. Tất cả đều có trả lời chi tiết.

  1. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM.
  2. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI.
  3. CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP.
  1. Lý thuyết trọng tâm.

Phần này nêu một vài kiến thức trọng tâm trong chuyên đề “Các Quy Luật Di Truyền“. Kiến thức bám sát sách giáo khoa hiện hành và một số kiến thức khó được bổ sung.

2. Một số dạng bài tập thường gặp và phương pháp giải.

Phần này phân dạng bài tập và phương pháp giải chi tiết cho từng dạng.

3. Câu hỏi lý thuyết và bài tập.

Phần này trích một số câu hỏi lý thuyết và bài tập trong chuyên đề.

Câu 1.

         Trình bày những cống hiến của Moocgan trong di truyền? Phân biệt sự khác nhau trong các QLDT của MenĐen và Moocgan.

Hướng dẫn trả lời

1. Những cống hiến của Moocgan trong nghiên cứu di truyền.

a. Moocgan đã sử dụng ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu di truyền với nhiều đặc điểm thuận lợi.

b. Moocgan đã kết hợp lai thuận nghịch với lai phân tích thực hiện ngay ở F1 vì vậy đã phát hiện ra định luật LKG, HVG. Đây là phương pháp nghiên cứu di truyền mới mẻ và có ý nghĩa quan trọng.

c. Moocgan đã phát hiện quy luật liên kết gen hoàn toàn, hoán vị gen, di truyền liên kết với giới tính.

d. Ngoài phát hiện ra các quy luật trên, ông còn đề xuất phương pháp tính tần số hoán vị qua phép lai phân tích, đây là phương pháp độc đáo nhờ đó mà có thể thiết lập bản đồ di truyền theo đuờng thẳng trên NST. Trogn bản đồ di truyền, khoảng cách giữa hai gen được đo bằng đơn vị trao đổi chéo giữa hai gen đó là đơn vị cM, dM, M.

    Moocgan là người đầu tiên xác định nhân tố di truyền là gen đề xuất các vai trò cơ bản của gen đặt nền móng cho sinh học hiện đại phát hiện sâu sắc hơn chức năng của gen.

2. Phân biệt sự khác nhau giữa quy luật di truyền của MenĐen và Moocgan:

Câu 2.

         Một nhà chăn nuôi nhận thấy có một loài thỏ lông màu trắng điểm đen (thỏ Lang) rất đẹp. Ông quyết định chọn nòi thỏ đó để nuôi. Do đó mua về một cặp vỏ lang (1 đực, 1 cái) và cho chúng giao phối. Ông thu được lứa thứ nhất gồm 3 con thỏ lang, 1 con thỏ trắng.

         a. Dựa vào kết quả trên nhà chăn nuôi này kết luận là lông trắng điểm đen là trội hoàn toàn so với lông trắng (ông nghĩ rằng đời con phân tính 3 trội 1 lặn). Nhận định này là đúng hay sai? Tại sao?

         b. Với ý định gây giống thỏ lang thuần chủng, nhà chăn nuôi mua thêm 20 con thỏ cái lang đem về giao phối với con đực. Kết quả thu được gồm 55 thỏ đen, 106 thỏ lang, 52 thỏ trắng. Như vậy ý định nhà chăn nuôi có thể thực hiện được không? Tại sao?

         c. Đối với thỏ đen và thỏ trắng. Nhà chăn nuôi có thể nhân giống thuần chủng được không? giải thích? Biết rằng tính trạng màu lông của thỏ là do một gen quy định, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và quá trình giảm phân diễn ra bình thường không có đột biến xảy ra.

Hướng dẫn trả lời

a. Nhận định của nhà nhân giống là sai. Vì chỉ dựa vào một lứa thỏ ban đầu chỉ với số lượng 4 con mà kết luận là chưa đúng, chưa phù hợp với điều kiện nghiệm đúng của định luật Menđen

b. Tỉ lê màu lông thỏ ở F1 là: 55 thỏ đen: 106 thỏ lang: 52 thỏ trăng ≈1 thỏ đen: 2 thỏ lang: 1 thỏ trắng.

Vậy thỏ lang là tính trạng trung gian thuộc thể dị hợp giữa thỏ đen và thỏ trắng dẫn tới không thể tạo được giống thỏ lang thuần chủng.

Sơ đồ lai kiểm chứng:

Qui ước AA thỏ đen; Aa thỏ lang; aa thỏ trắng

c. Đối với tính trạng thỏ đen và thỏ trắng thì người chăn nuôi có thể gây được giống thuần chủng. Vì thỏ đen, thỏ trắng luôn có kiểu gen đồng hợp tương ứng là AA và aa.

Câu 3.

         Khi đem lai cây hoa kép, màu trắng với cây hoa đơn, màu tím, thu được ở F1 toàn cây hoa kép, màu tím. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, thu đuợc 4592 cây F2 với 4 loại kiểu hình, trong đó có 287 cây hoa đơn, màu trắng. Biết mỗi tính trạng do một cặp alen qui định.

         1. Phép lai chịu sự chi phối bởi qui luật di truyền nào? Giải thích tại sao?

         2. Viết kiểu gen của các thế hệ bố mẹ, F1 và F2.

         3. Về mặt lí thuyết, số lượng cá thể thuộc mỗi loại kiểu hình còn lại của đời F2 bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn trả lời

Câu 4.

         Ở một loài thực vật tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp; tính trạng quả dài trội hoàn toàn so với quả bầu dục. Cho hai cây thuần chủng thân cao, quả bầu dục và thân thấp, quả dài lai với nhau tạo ra F1.

Cho cây F1 giao phấn với một cây khác thu được F2 với tỷ lệ: 37,5% cây thân cao, quả dài; 37,5% cây thân cao, quả bầu dục; 12,5% cây thân thấp, quả dài và 12,5% cây thân thấp, quả bầu dục.

         Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

Hướng dẫn trả lời

Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 .

– Quy ước gen:  A – thân cao; a – thân thấp

B – quả dài; b – quả bầu dục.

– Từ phép lai P suy ra F1 dị hợp tử ở hai cặp gen.

– Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2:

Xét  sự di truyền đồng thời hai cặp tính trạng:

F2  phân ly theo tỷ lệ:

37,5 : 37,5 : 12,5: 12,5 = 3 : 3 : 1 :  1 = (3: 1)(1 : 1)

 Suy ra:  Hai cặp tính trạng nói trên di truyền theo quy luật phân ly độc lập.

– Sơ đồ lai:

Câu 5. Hãy giải thích kết quả của các phép lai dưới đây ở một loài côn trùng và viết sơ đồ lai cho mỗi phép lai.

Hướng dẫn trả lời

Câu 6.

         Ở cà chua, cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân thấp, quả vàng (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 56,25% cây thân cao, quả đỏ: 18,75% cây thân cao, quả vàng: 18,75% cây thân thấp, quả đỏ: 6,25% cây thân thấp, quả vàng. Biết rằng, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp; gen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định quả vàng và các gen phân li độc lập. 

         a. Trong số cây thân cao, quả đỏ ở F2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

         b. Lấy ngẫu nhiên một cây F2 cho tự thụ phấn, thu được F3 có tỉ lệ kiểu hình 3: 1. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai phù hợp? Viết kiểu gen F2 minh họa.

Hướng dẫn trả lời

Câu 7.

         Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho 2 cây bố mẹ có kiểu gen khác nhau lai với nhau được F1 có tỉ lệ kiểu hình gồm 1 cây thân cao, hoa đỏ: 1 cây thân cao, hoa vàng: 1 cây thân thấp, hoa đỏ: 1 cây thân thấp, hoa vàng.

         Hãy xác định các phép lai cho kết quả phù hợp với tỉ lệ kiểu hình trên?

Câu 8.

         Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Xét hai phép lai sau:

– Phép lai 1: (P) Cây thân cao, hoa trắng lai với cây thân thấp, hoa đỏ. Ở F1 loại kiểu hình thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 25%.

– Phép lai 2: (P) Cây thân cao, hoa đỏ lai với cây thân cao, hoa trắng. Ở F1 loại kiểu hình thân thấp, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 12,5%.

Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. 

         a. Biện luận và xác định kiểu gen của các cây bố mẹ (P) ở mỗi phép lai. 

         b. Lấy hạt phấn của các cây thân cao, hoa đỏ ở đời F1 trong phép lai 1 thụ phấn cho các cây thân cao, hoa đỏ ở đời F1 của phép lai 2 thu được F2. Theo lý thuyết, ở đời F2 loại cây có kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Câu 9.

         Ở một loài thực vật, cho 2 dòng thuần chủng cây hoa đỏ, quả dài và cây hoa vàng, quả tròn lai với nhau thu được F1. Cho cây F1 lai với cây khác (cây M) thu được F2 có 38 cây hoa đỏ, quả dài; 37 cây hoa vàng, quả tròn; 76 cây hoa đỏ, quả tròn. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và cấu trúc của các nhiễm sắc thể không thay đổi trong quá trình giảm phân tạo giao tử.

a. Hãy biện luận để xác định kiểu gen có thể có của cây F1 và cây M?

b. Cho cây M lai phân tích thì thu được kết quả Fa như thế nào?

Câu 10.

         Ở một loài thực vật lưỡng bội, gen B quy định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng quả vàng. Giao phấn ngẫu nhiên các cây quả đỏ với nhau, ở thế hệ F1 thu được 1980 cây quả đỏ và 20 cây quả vàng. Biết rằng không xảy ra đột biến.

– Tính tỉ lệ kiểu gen của thế hệ F1.

– Nếu cho các cây ở thế hệ F1 tự thụ phấn, thì theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F2 là như thế nào?

Mời các bạn tham khảo câu trả lời trong cuốn tài liệu “Các Chuyên Đề Chuyên Sâu Trong Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 9 Môn Sinh Học” có trên website hoặc fanpage.

Liên hệ theo số zalo 0977014390 (Cô Linh) để được tư vấn.

Để lại một bình luận